Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Truyện Cổ Tích Tấm Cám

Truyện Cổ Tích Tấm Cám là một câu chuyện hay và ý nghĩa về luật nhân quả ở đời người tốt sẽ gặp may mắn còn người xấu sẽ bị trừng phạt. Đọc Truyện Cổ Tích Tấm Cám chúng ta sẽ hiểu rõ hơn vì sao truyện lại đi vào tâm hồn của biết bao nhiêu trẻ thơ, hầu như trẻ em nào ở Việt Nam cũng biết đến câu Truyện Cổ Tích Tấm Cám hay và đầy ý nghĩa này. 
Truyện Cổ Tích Tấm Cám giúp chúng ta có thể nhìn thổng thể về bức tranh thời phong kiến ngày trước và rút ra bày học ý nghĩa trong cuộc sống là ở đời phải biết thương yêu và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua khó khắn chứ không được ghen ghét đố kỵ rồi hãm hại nhau. Truyện Cổ Tích Tấm Cám là một trong những câu truyện tiêu biểu mà chúng ta không nên bỏ qua, vậy các bạn hãy cùng Thư Viện Sách Online tìm hiểu và đọc Truyện Cổ Tích Tấm Cám nhé.

Truyện Cổ Tích Tấm Cám


Nội Dung Truyện Cổ Tích Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, Tấm Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Khi người cha qua đời Tấm sống với dì ghẻ. Bà là mụ dì ghẻ đọc ác bắt Tấm làm như người ở. Còn Cám thì ăn chơi không biết làm gì.
Một hôm, bà sai Tấm và Cám ra đồng mò cua bắt tép. Bà dặn:
– Nếu đứa nào đem giỏ đầy về ta sẽ có thưởng.
Tấm chăm chỉ nên bắt được nhiều hơn Cám. Cô Cám lười biếng mải chơi nên không bắt được con nào. Trên đường đi qua cái ao Cám liền nói với Tấm:
– Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu bị lấm chị tắm ao sâu kẻo về mẹ mắng.
Tấm tin ngay lời cô em bỏ giỏ trên bờ và xuống ao gội đầu. Khi lên đến bờ Cám đã trút hết vào giỏ bỏ về. Tấm ngồi khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi:
– Làm sao con khóc?
Tấm kể truyện tấm cám cho bụt nghe. Bụt nói:
– Nín đi, trong giỏ còn một con cá bống con mang về thả xuống giếng nuôi, mỗi bữa dành ra một ít cơm cho cá ăn. Mỗi lần cho ăn nhớ gọi:
– Bống bống bang bang, bống ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Nói xong bụt biến mất. Tấm nghe theo bụt ngày ngày đều cho cá ăn. Bống lớn nhanh như thổi. Thấy Tấm co hành động lạ nên mẹ con Cám sinh nghi. Sáng hôm sau bà dì ghẻ sai tấm đi chăn trâu và dặn dò:
– Đi chăn trâu thì chăn đồng xa chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu.
Tấm nghe lời dắt trâu đi đồng xa chăn mà không hề biết âm mưu của hai mẹ con Cám. Thấy Tấm không có nhà hai mẹ con cám ra giếng gọi y nguyên như Tấm gọi bắt bống lên giết hại.. Tấm ngồi khóc nức nở. Bụt lại hiện lên hỏi:

Truyện Cổ Tích Tấm Cám

– Tại sao con khóc?
Tấm kể lại câu chuyện cho bụt nghe, bụt liền nói:
– Con hãy về lấy xương của Bống chia làm 4 lọ chôn dưới 4 chân giường. Để làm gì sau này con sẽ hiểu. Nghe lời bụt dặn Tấm về nhà tìm xương nhưng mãi không thấy. Có một con gà bỗng kêu:
– Cục ta cục tác cho ta nắm thóc ta bới xương cho
Tấm liền chạy vào lấy một nắm thóc cho gà. Gà chạy ngay vào đống tro trong bếp bới ra toàn bộ xương. Tấm lượm sạch số xương đó và làm 4 hũ chôn xuống 4 chân giường.
Một thời gian sau nhà vua mở hội cho phép dân chúng được thoải mái đến vui chơi. Ai cũng nô nức đi, cả Tấm Cám cũng muốn đi chơi nhưng mụ dì ghẻ lại âm mưu chỉ cho Cám đi:
– Con hãy nhặt hết chỗ gạo với chỗ thóc này ra. Xong thì con đi đâu cũng được nhưng ta về chưa xong là bị đánh đòn.
Nói xong hai mẹ con nhà Cám đi chơi để lại Tấm ở nhà một mình nhặt thóc. Tấm nhặt mãi không xong bèn ngồi ôm mặt khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:
– Tại sao con khóc?
Tấm nói:
– Thưa. Dì ghẻ bắt con nhặt thóc mới đi chơi nhưng con sợ nhặt xong hội tan mất.
Bụt bèn nói:
Con hãy mang số thóc này ra giữa sân nhà ta sẽ cho chim xuống nhặt giúp con.
Tấm lo lắng nói:
– Nhưng ngộ nhỡ chim ăn hết thóc của con dì về sẽ đánh đòn con.
Bụt đáp con hãy nói:
 Rặt rặt xuông nhặt cho tao
In mất hạt nào thì tao đánh chết
Tấm vừa hết câu, lập tức có một đàn chim sẻ sà xuống nhặt giúp Tấm. Chẳng mấy chốc Tấm công việc đã hoàn thành. Đến lúc có thể đi chơi hội được rồi thì Tấm bỗng dưng lại ngồi khóc. Bụt hiện lên hỏi:
– Vì sao con khóc?
Tấm trút nỗi lòng:
–Dạ, quần áo của con rách rưới thế này làm sao đi chơi hội đây.
Bụt nói ngay:
– Giờ con hãy vào đào 4 chiếc lọ mà con đã chôn. Con sẽ có đủ quần áo đi dự hội.
Tấm liền vâng lời bụt vào đào ngay 4 hũ. Thật ngạc nhiên hũ thứ nhất có áo mớ ba, áo xống lụa và một yếm lụa điều bà một khăn nhiễu đào. Hũ thứ hai là một đôi giày thêu chi tiết rất đẹp. Hũ thứ ba là một con ngựa, hũ cuối cùng là bộ yên cương xinh đẹp.
Tấm vui mừng liền thay ngay quần áo tới kinh thành. Chẳng may trên đường bị rơi mất một chiếc giày không kịp nhặt. Nàng gói lại một chiếc và chen vào biển người.
Sự tích tấm cám càng diễn biến hay khi nhà vua nhặt được chiếc giày của Tấm.
Đoàn nhà vua đi trên đường, hai con voi thấy chiếc giày của Tấm đánh rơi bèn rống lên không chịu đi. Nhà vua sai lính nhặt chiếc giày và ngắm nghía cho rằng đây là chiếc giày đẹp và người đi vừa nó chắc cũng phải có nhan sắc tuyệt trần.
Nhà vua đều ban lệnh cho tất cả mọi người thử giày. Ai ướm thử vừa người đó sẽ được nhà vua lấy làm vợ. Đám hội ngày càng thêm náo nhiệt khi tất cả mọi người ai cũng muốn thử giày. Chiếc giày qúa nhỏ không vừa chân ai trong đó có cả hai mẹ con Cám.
Khi bước ra khỏi lầu Cám nhìn thấy Tấm và mạch mẹ:
– Mẹ! Tấm cũng đi thử giày kìa.
Dì ghẻ thấy thế liền bĩu môi:
– Chuông khánh còn chẳng ăn ai nữa là mảnh chĩnh mảnh trai bờ rào.
Mọi người bất ngờ khi Tấm đặt chân lên chiếc giày vừa in. Tấm lấy chiếc còn lại ra hai chiếc giống nhau như đúc. Quân lính hò reo và ngay lập tức cho đoàn tỳ nữ rước nàng vào cung. Hai mẹ con Cám thấy thế vô cùng ghen tỵ.
Đến ngày giỗ cha mẹ con Cám lập mưu giết Tấm. Mụ gì ghẻ sai Tấm trèo lên hái cau để cúng cha. Ở dưới mụ cầm dao chặt gốc. Tấm nói vọng xuống:
– Dì làm gì làm gốc cây rung thế?
Mụ đáp:
– Gì đuổi kiên kẻo nó đốt con.
Cây đổ Tấm ngã xuống ai chết. Mụ lấy quần áo mạc cho Cám rồi đưa vào cung. Mụ nói với vua:
– Con bé hiếu thảo nhưng chẳng may ngã xuống ao chết. Trước lúc lâm trung con bé nói đưa em Cám vào để phục vụ nhà vua thay chị.
Nhà vua vô cùng đau sót nhưng cũng đành phải làm theo tâm nguyện của người đã khuất. Tấm chết hóa thành chim Vàng Anh bay vào hoàng cung. Cám đang giặt đồ con chim cất tiếng hót:
– Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch. Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.
Cám tái mặt mỗi khi nghe tiếng vàng anh hót. Vua thấy quyến luyến bèn bảo:
– Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo.
Chim Vàng anh bèn sà xuống đậu trên tay chui vào tay áo. Thấy thế Cám liền ganh ghét về hỏi ý kiến mẹ. Dì ghẻ bày cách giết chim.
Cám nghe theo mẹ nhân lúc vua đi vắng một thịt chim và chôn lông ở góc vườn. Lông vàng anh hòa thành hai cây đào. Vua lại rất quý đào, ngày ngày ra nằm mặc võng.
Cám lại chạy về mach mẹ. Bà dì ghẻ bảo Cám chặt cây làm khung cửi hàng ngày dệt áo cho bệ hạ.
Nhưng khung cửi ngày nào cũng kêu:
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra.
Cám lại sợ hãi về nhà mách mẹ. Mẹ cám bày cách đốt khung cửi vứt tro đi thật xa. Về cung Cám làm theo lời mẹ dặn đem tro đổ ở lề đường cách xa hoàng cung. Chính chỗ đó mọc lên một cây thị tươi tốt, cành lá xum xuê. Một hôm bà cụ đi ngang qua ngồi nghỉ thấy thị thơm bà nói:
  • Thị ơi thị rụng bị bà bà để bà ngửi chứ bà không ăn.
Bà lão vừa nói xong thị rụng trúng bị bà. Bà đem về ngửi, ngắm nghía. Hàng ngày ba đi làm về thấy ở nhà dọn sẵn cơm nước, nhà cửa sạch sẽ bèn lấy làm lạ. Một hôm bà rình thì thấy trong nhà xuất hiện một cô Tấm vô cùng xinh đẹp. Từ đó hai bà cháu ở với nhau.
Thời gian sau đó nưa đi tuần qua thấy ai têm trầu giống vợ mình nên đã xem thử. Nhận ra ngày là Tấm vua rất vui mừng và đón vợ về hoàng cung. Tấm cám gặp lại nhau sau một thời gian ấy, cảm thấy Tấm xinh hơn, da trắng nên hỏi:
– Chị Tấm ơi, chị làm gì mà da chị trắng thế ?
Tấm trả lời:
– Chị tắm bằng nước sôi đó em.
Cám dùng nước sôi tắm thật là chết. Bà mẹ dì ghẻ nghe tin con gái mình chết cũng vì đau buồn quá mà qua đời. Tấm và nhà vua sống hạnh phúc bên nhau. Đọc truyện cổ tích tấm cám giúp bạn thấy được sự độc ác của mụ dì ghẻ và xót thương cho số phận nàng Tấm. Cuối cùng nàng cũng tìm được bến bờ hạnh phúc.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét