Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Truyện Cổ Tích - Sự Tích Trầu Cau

Truyện Cổ Tích - Sự Tích Trầu Cau là một câu chuyện hay và đày ý nghĩa dành cho các em thiếu nhi, đọc truyện các em sẽ cảm thấy được tình anh em, tình yêu thương nhau trong gia đình và làm cho chúng ta trở nên yêu thương nhau hơn. Đọc truyện các em sẽ biết được nguồn gốc của cây trầu và cây cau và càng hiểu hơn được vì sao trầu với cau hay đi cùng với nhau. Truyện Cổ Tích - Sự Tích Trầu Cau là một trong những câu truyện cực kỳ cảm động mà các em không nên bỏ lỡ, truyện là một trong những mảnh ghép ý nghĩa nhất tạo nên kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Vậy hum nay các em hãy cùng Thư Viện Sách Online đọc Truyện Cổ Tích - Sự Tích Trầu Cau nhé

Truyện Cổ Tích - Sự Tích Trầu Cau

Nội Dung Truyện Cổ Tích - Sự Tích Trầu Cau

Ngày xửa ngày xưa có hai anh em là Tân và Lang giống nhau như hai giọt nước cả về tính cách và giọng nói. Ngay chính người gia dình cũng khó nhận ra. Cả hai anh em đều rất kính trên nhường dưới, lễ độ và được dân làng khen là họ Cao có hai đứa con ngoan.
Sở dĩ Tân và Lang mang họ cao vì trước đây người cha của họ cao lớn nhất làng và có công với triều Vua Hùng nên vua đặt tên cho ông là Cao. Kể từ đó dòng họ ông lấy tên họ là Cao để tạ ân đức vua ban.
Năm 17 tuổi, cha mẹ của Tân và Lang bị ốm nặng và qua đời. Hai anh em nương tựa vào nhau gắn bó không rời. Trước khi chết người cha đã nhờ thầy đồ họ Lưu dạy dỗ kiến thức cho Tân. Nhưng khi đi học Cao Lang cũng muốn đi theo, thấy tình cảm hai anh em lấy làm cảm động thầy Lưu đã dạy cả hai Cao Tân và cao Lang.
Hai anh em ngoan ngoãn học hành tiến bộ khiến thầy Lau quý như con ruột. Lúc bấy giờ nhà thầy đồ Lưu cũng có một cô con gái tầm sáu mười bảy tuổi xinh đẹp không ai sánh bằng. Nàng cực kỳ đảm đang, quán xuyến tất cả mọi việc trong gia đình vì mẹ mất sớm.
Hai anh em Tân và Lang thường xuyên gặp mặt nàng. Thấy hai anh em hiền lành học giới nên nàng cũng đem lòng yêu mến. Nhưng nàng không phân biệt được đâu là anh và đâu là em. Nàng nghĩ ra một cách. Nàng bưng một bát cháo và một đôi đũa mời hai anh em và đứng từ ngoài nhìn vào.
Thấy bát cháo người anh nói: “Em ăn trước đi cho đỡ đói lát anh ăn”. Người em cũng nói “anh ăn trước đi”. Nàng liền biết cách phân biệt hai người họ.

Kể từ lúc đó nàng đem lòng yêu Cao Tân, hai người thường xuyên tâm sự. Một thời gian sau lễ thành hôn được cử hành. Nàng và Cao Tân đã trở thành vợ chồng nhưng Cao Lang không muốn rời xa nên vẫn sống với anh. Mặc dù có lúc tủi thân khi mình không còn được anh quan tâm như trước. Hai người họ không thi cử mà ở nhà làm ruộng.
Cao Lang nhìn thấy cảnh quấn quýt của hai vợ chống anh bèn nghĩ:
– Anh ấy có vợ chăm sóc nên quên ta rồi. Ta giờ đâu phải em ruột của anh ấy nữa.
Cao Lang ngày càng có tâm trạng buồn bực và chán. Nhiều lúc anh không chịu được thái độ lạnh nhạt của anh muốn bỏ đi thật xa.
Một hôm, Cao Lang mệt nên về sớm hơn so với anh trai. Chị vợ nhìn thấy tưởng chồng mình ôm chầm lấy. Cao Lang thốt lên:
– Ơ, em không phải….không phải…..
Lúc đó cả hai đều biết là nhầm và xấu hổ. Đúng lúc Cao Tân về nhìn thấy anh nói:
– Anh mới là chồng em, sao em có thể nhầm lẫn?
Cao Lang lúc đó cảm thấy ân hận liền nói:
– Không có chuyện gì chị ấy nhầm lẫn chút thôi mà. Vì hai ta quá giống nhau.
Chị vợ xấu hổ bỏ vào không nói lời nào. Từ đó hai anh em họ trở nên xa cách nhau. Cao Lang rất buồn bèn nghĩ:
Anh ấy không tin tưởng ta, ta nên đi để chứng minh sự trong sạch và giữ cho gia đình học hạnh phúc, tình anh em được trọn vẹn.
Nghĩ rồi Cao Lang bèn bỏ đi trong đêm vắng. Lòng Cao Lang nặng trĩu không biết đến bao giờ mới được gặp lại. Anh cứ đi theo đường mòn. Đi mãi mấy ngày mà không biết dừng chân ở đâu. Tới một bờ suối anh than thở.
– Sông rộng thế này sao mình có thể qua.
Không gian hoang vắng không có lấy một bóng người anh ngồi khóc than tình anh em gắn bó nay chẳng còn gì. Anh khóc mãi đến nỗi chim kiếm ăn khuya vẫn còn nghe thấy. Khóc hết nước mắt anh hóa thành tảng đá cạnh bờ sông.
Cao Tân sau khi tỉnh dậy biết em bỏ đi liền tự trách mình:
– Ta đã trách nhầm em khiến em phải bỏ đi. Ta phải đi tìm lại em ta
Cao Tân dặn vợ ở nhà để mình đi tìm em. Sau mấy ngày tìm kiếm anh cũng đến được khúc song nơi Cao Lang ngồi khóc. Chàng nhìn tảng đá giống y hình Cao Lang:
– Ô! Sao tảng đá này giống Cao Lang thế kia.
Biết là Cao Lang chết hóa đá anh bật khóc:
– Trời ơi, Đúng em trai mình rồi, hãy tha thứ cho anh.
Cao Tân cứ khóc mãi, khóc cho tới khi nước chảy cuốn dưới bờ. Tân chết hóa thành một loài cây lạ mọc thẳng đúng ngay bên cạnh tảng đá.
Còn về phần vợ Tân, mỏi mòn chờ chồng mà không thấy đâu nàng hối hận về sự nhầm lẫn khiến hai anh em bị chia cắt tình cảm nên nàng cũng gói ghém đồ lên đường đi tìm hai anh em. Nàng đi mãi nhưng bóng dáng chồng vẫn mịt mờ, Mặc dù đôi chân rất mỏi nhưng nàng không nản chí. Nàng vẫn tiếp tục đi mãi cuối cùng cũng đến bờ sông. Nàng không thấy một bóng người, thực sự hoang vắng, dòng sông nước chảy xiết. Nàng chỉ thấy một cái cây, quá mệt mỏi nàng từa vào đó nghỉ ngơi. Nhưng lạ thay nàng cảm thấy hơi ấm của chòng và mọi kỷ niệm bỗng hiện lên trong tâm trí.
Nàng quyết ở lại bờ sông để chờ chồng nhưng bao nhiêu tình cảm dồn nén khiến nàng bật khóc cho đến khi kiệt sức và chết bên chồng. Ông trời cảm động cho nàng hóa thành cây leo cuốn quanh thân cây lạ kia. Từ đó sự tích trầu cau ra đời.
Truyện Cổ Tích - Sự Tích Trầu Cau

Thấy nhà họ Cao hoang vắng dân làng bủa đi tìm nhưng họ không tìm thấy. Sau cùng dân làng cũng thấy học đã chết cạnh dòng sông. Tiếc cho ba số phận dân làng xây cho họ cái miếu đặt tên: anh em hòa thuận vợ chồng tiết nghĩa.
Dù trời có hạn hán hai cây vẫn rất xanh tốt. Mọi người đều có đó là điều lạ thường. Trong một lần đi vi hành vua qua miếu ngạc nhiên khi thấy hiện tượng lạ liền hỏi:
– Miếu này thờ vị thần nào? Phía trước lại có hai loài cây kỳ lạ tỏa bóng mát che cho tảng đá hình người. Quả thật lạ! Ta chưa bao giờ thấy.
Quan quân đều không biết liền tìm đến cụ già trong làng. Sau khi nghe câu chuyện sự tích trầu cau của anh em họ Cao vua rất cảm động sai quân hái quả của cây xuống nếm thử. Quân lính ăn rồi nói với nhà vua:
-Quả ăn một mình có vị chát ăn cùng lá thân cây leo có vị ngọt, thơm cay.
Có người hét lên:
– Máu!
Mọi người đều ngạc nhiên nhìn xuống. Vua sai quan lấy cả 3 thứ ăn với nhau thấy người nóng hừng hực, sắc môi đỏ tươi, mặt hồng hào nước nhổ ra có màu đỏ như máu. Vua bèn nói:
– Đúng là họ thật rồi. Tình cảm 3 anh em họ thật nồng nàn.
Kể từ đó nhà mua đặt tên cho loài cây thẳng đứng là cau, cây quấn quanh gọi là trầu, còn tảng đó gọi là vôi. Vua còn quy định trong lễ thành hôn của mọi gia đình đều phải có 3 vật này gọi là truyện trầu cau để giúp tình cảm gia đình thêm ấm áp, hạnh phúc cũng là tưởng nhớ đến tình cảm của gia đình Cao Tân và Cao Lang. Đến nay tục lệ này vẫn được lưu truyền. Từ đó ông bà thường đọc truyện cổ tích sự tích trầu cau để nói về nguồn gốc ra đời của cây trầu và quả cau.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét